Bạn có nên ăn mặn khi mang thai và những tác hại của chúng như thế nào đến thai nhi

Do một số thói quen thường ngày và những phát triển thay đổi của hormon trong thời khì bạn mang thai mà bạn có những biểu hiện thiếu nước hay ốm nghén nên phụ nữ có thai thưởng cảm thấy nhạt miệng và có những người thèm ăn mặn. Vậy có nên ăn mặn trong thời kì mang thai hay không? và những tác hại biến chứng của việc ăn mặn có ảnh hưởng như thế nào đến cả mẹ vào con. Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thực đơn cho bà bầu  nhé.

Link tham khảo:

Thay đổi vị giác ở bà bầu

Thèm ăn ngọt hay chua là dấu hiệu phổ biến hơn so với việc ăn mặn. Chứng thèm ăn mặn xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai, nhưng nếu lượng muối qua nhiều có thể gây những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân của việc ăn mặn

- Do thay đổi hormon khi mang thai nhu cầu muối đưa vào trong cơ thể trung bình từ 1000- 2000mg/ ngày, khi mang thai nhu cầu đó tăng lên gấp đôi. Nhưng không phải là cho thêm muối vào thức ăn, vì lượng thức ăn đưa vào khi mang thai đã cung ứng điều đó.

- Do cơ thể dự trữ nhiều nước nên nhu cầu muối cao hơn.

- Tình trạng thiếu nước do ốm nghén.

- Thiếu muối trong cơ thể do chế độ ăn trước đó ăn nhạt.

Khi mang thai, do phản ứng của thai nghén, thấy nhạt miệng vô vị, nên mẹ bầu thích ăn uống các thức ăn có tính kích mạnh, thích ăn các thức ăn mặn, nói chung người ta hay cho đó là chuyện bình thường, coi nhẹ việc kiêng ăn quá mặn của phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên vì sao phụ nữ mang thai phải kiêng ăn quá mặn? Các nhà y học cho rằng, phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, tỳ và thận thường biểu hiện không đủ, công năng vận hóa giảm, thủy thấp dễ tích tụ bên trong, khí huyết không được khoan thai. Y học hiện đại cũng cho rằng, phụ nữ khi đã có thai, sẽ có những thay đổi đặc biệt về sinh lý như lượng natri, máu lưu trữ tương đối nhiều, những thay đổi đó trong tổ chức các tạng của cơ thể là nhằm thích ứng với yêu cầu sinh trưởng của thai nhi.

Những thức ăn quá mặn lại có hàm lượng muối tương đối cao, nếu được đưa vào nhiều sẽ làm cho thủy thấp tụ lại bên trong nặng hơn, lại dễ hại đến tỳ và thận, làm cho chức năng tỳ và thận giảm, gây ra sự giảm sút trong việc thu nạp năng lượng, tiểu tiện ít hơn, và các triệu chứng tim hồi hộp, làm buồn bực khó chịu. Y học hiện đại nhận thấy rằng: phụ nữ trong thời kỳ thai nghén lượng máu tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi mới cũng nhanh hơn, nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn. Nếu lúc đó lại đưa vào thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể sẽ tăng cao hơn nữa, và lượng muối cũng sẽ tăng tương ứng, điều đó sẽ làm cho tim của phụ nữ mang thai phải gánh chịu nặng hơn, sẽ biểu hiện các triệu chứng: tim hồi hộp, lòng buồn bực khó chịu, lượng tiểu tiện giảm, nặng thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của thai nhi, như vậy cả phụ nữ mang thai và thai nhi đều bất lợi.

Tác hại của việc ăn mặn với thai phụ và thai nhi

- Ăn mặn làm tăng nguy cơ phù nề, ứ nước và tăng huyết áp cao hơn thường lệ

- Là nguy cơ gây nhiễm độc thai nghén

- Trong thời kỳ thai nghén lượng tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi mới cũng nhanh hơn nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn, nếu đưa thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể tăng làm cho tim của người phụ nữ nặng gánh hơn, biểu hiện các triệu chứng như hồi hộp, buồn bực khó chịu, đi tiểu giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

- Ăn mặn khiến cơ thể luôn trong tình trạng khát nước và mệt mỏi

- Giảm sự bài tiết nước bọt, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở dẫn đến sức đề kháng niêm mạc miệng họng bị yếu nên hay xảy ra tình trạng viêm họng.

Giảm thiểu tình trạng ăn mặn

- Ăn nhỏ chia nhiều bữa trong ngày để kiểm soát lượng muối. Thực hiện chế độ ăn nhạt dần.


- Không nên dự trữ đồ ăn mặn hoặc đồ ăn được chế biến sẵn như: Ô mai, mứt hoa quả sấy khô, khoai tây rán, bánh quy mặn, xúc xích, lạp xưởng, pho mát, cá khô, các loại mắm…. Bởi hàm lượng muối trong các thực phẩm này rất cao.


- Tăng cường các loại sản phẩm chế biến từ sữa kết hợp với nhiều rau xanh và hoa quả tươi.


- Uống nhiều nước để loại bỏ bớt lượng muối trong cơ thể.


- Ăn chậm, nhai kĩ sẽ đem lại cảm giác món ăn đậm đà và cảm nhận trọn vẹn mùi vị của món ăn.


Lưu ý: Các trường hợp như: cao huyết áp, sưng phù thì phụ nữ phải giảm thiểu số lượng muối trong các bữa ăn. Thông thường chứng nghén mặn này có thể giảm khi bươc sang quý II của thai kỳ.


Y học hiện đại cho rằng: thời kỳ thai nghén do sự thay đổi hormone, có thể làm cho nước và natri lưu trữ, ngoài ra ở thời kỳ này còn sinh ra thiếu máu do máu bị pha loãng, áp suất thẩm thấu của huyết tương giảm, tĩnh mạch dưới lồng ngực cản trở khi máu quay về làm cho lượng lưu thông máu tăng lên, những nhân tố ấy đều có thể dẫn đến thũng nước. Lúc đó cần phải giảm thấp lượng muối trong ăn uống, mỗi ngày chỉ dùng hạn chế muối từ 3-5g, để giảm trữ lượng nước và muối.



Việc ăn mặn khi mang thai sẽ làm tăng quá trình tích nước và muối dẫn đến tìn tạng phù nề, tăng huyết áp, đau đầu choáng váng, tức ngực, buồn nôn…Nếu nghiêm trọng hơn còn dẫn đến tình trạng nhiễm độc thai nghén. Vì vậy phụ nữ mang thai cần chú ý trong những giai đoạn đầu và khi có dấu hiệu phù nề, cao huyết áp phải tuyệt đối khống chế lượng muối đưa vào cơ thể

Xem thêm:

© Copyright Thay đổi vị giác ở bà bầu